Dịch:
A: Thứ bảy tuần sau, tôi làm tiệc barbercue, anh Yamada cũng tới chứ?
B: A~ Barbercue à~. Thứ bảy thì có hơi….
A: A, vậy à. Tiếc nhỉ.
B: Ừm, ai sẽ tới vậy?
A: Linda này, Horuhe này,…
B: Hả, tốt vậy~, tôi muốn đi quá.
Hướng dẫn:
“けど” thường dùng cho văn nói, nhằm trình bày hay giải thích.
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
“が” dùng ở cuối câu thường để biểu hiện một vấn đề còn vướng mắc, một mong muốn, một đề nghị của người nói.
“ちょっと…” mang nghĩa bình thường là “một chút, một ít, một chốc lát,…”. Nhưng khi nó đứng ở vế sau một mình và có sự ngập ngừng của người nói thì sẽ mang nghĩa từ chối một cách lịch sự thay vì nói thẳng ra là “không được”.
“そう” dùng để thay thế cho cụm từ hoặc từ, sự việc hành động đã được nêu lên trước đó. Ngoài ra còn biểu hiện sự đồng ý, chấp nhận với điều đã được nếu.
“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.
“なー” là từ cảm thán biểu hiện mong muốn của người nói.