Tên loại bài
Luyện Hội Thoại_Sơ cấp _Bài 9
Xem bản đầy đủ
Hoàn thành:

Phần 1

1.

A: 大人はいいよね。

B: え?どうして?

A: 嫌いなものを食べなくていいから。

B: あ~、そうだね。自由だよね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Người lớn thì tốt nhỉ.

B:  Hả, tại sao?

A:  Vì không cần ăn thứ mình ghét cũng được.

B:  A~, đúng thế nhỉ. Tự do nhỉ.

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が” “も”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện. Trong mẫu này “嫌いなものを食べなくていいから” = “嫌いなものを 食べなくても いいから”

“そう” dùng để thay thế cho cụm từ hoặc từ, sự việc hành động đã được nêu lên trước đó. Ngoài ra còn biểu hiện sự đồng ý, chấp nhận với điều đã được nếu.

2.

A: 先生、「安い」と「野菜」は似ていますね。

B:  ええ、そうですね。

A: 何かいい覚え方がありますか?

B:  そうですね~。「やすい」はスーパーのス、「やさい」はサラダのサ、どうですか?

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Thưa thầ, chữ “Yasui” và “Yasai” giống nhau nhỉ.

B:  Ừ, đúng thế.

A:  Có cách nhớ nào tốt không ạ?

B:  Ừ nhỉ~ “Yasui” là chữ “Su” trong Siêu thị và “Yasai” là sa của salad, thế nào?

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Chú ý cách biến đổi động từ thành danh từ bằng cách thêm “方”.

“そうですね” thường sử dụng để biểu thị sự đồng tình với ý kiến của người khác, mà không nhất thiết phải lặp lại ý kiến trước.

“ええ”  thường dùng để xác nhận lại thông tin là đúng.

Chú ý cách sử dụng “何か”  “どこか” “いつか”…. (Cái gì đó, ở đâu đó, khi nào đó,…)

3.

A: あ、しまった!

B:  ん?どうしたの?

A: 昨日した宿題、うちに忘れてきちゃった。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  A, chết rồi!

B:  Hả? Sao thế?

A:  Bài tập làm ngày hôm qua, để quên ở nhà mất rồi.

Hướng dẫn:

“しまった” ở đây được xem như một câu nói quán dụng, sử dụng thường xuyên trong văn nói bất kể trường hợp nào, biểu hiện sự nuối tiếc, chợt nhớ ra đã hoặc đã không làm một hành động gì.

“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

“Vちゃった” là cách nói rút gọn của “Vして しまいました”

Chú ý thể “Vてくる” dùng để chỉ một hành động/sự việc hướng về phía mình hoặc nhóm người của mình.

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

4.

A: 来週の土曜日、バーベキューするけど、山田さんも来ない?

B: あ~、土曜日か~。土曜日はちょっと…。

A: あ、そう。残念ね。

B: うーん、誰が来るの?

A: リンダさんとかホルヘさんとか…。

B:  へー、いいな~。行きたいだけどね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Thứ bảy tuần sau, tôi làm tiệc barbercue, anh Yamada cũng tới chứ?

B:  A~ Barbercue à~. Thứ bảy thì có hơi….

A:  A, vậy à. Tiếc nhỉ.

B:  Ừm, ai sẽ tới vậy?

A:  Linda này, Horuhe này,…

B:  Hả, tốt vậy~, tôi muốn đi quá.

Hướng dẫn:

“けど” thường dùng cho văn nói, nhằm trình bày hay giải thích.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

“が” dùng ở cuối câu thường để biểu hiện một vấn đề còn vướng mắc, một mong muốn, một đề nghị của người nói.

“ちょっと…” mang nghĩa bình thường là “một chút, một ít, một chốc lát,…”. Nhưng khi nó đứng ở vế sau một mình và có sự ngập ngừng của người nói thì sẽ mang nghĩa từ chối một cách lịch sự thay vì nói thẳng ra là  “không được”.

“そう” dùng để thay thế cho cụm từ hoặc từ, sự việc hành động đã được nêu lên trước đó. Ngoài ra còn biểu hiện sự đồng ý, chấp nhận với điều đã được nếu.

“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

“なー” là từ cảm thán biểu hiện mong muốn của người nói.

5.

A: これ作ったんだ。ちょっと食べてみて!

B:  え、パンを自分で?すごいね。じゃ、一口。

A: どう?

B: う~ん。おいしいかな、まあまあ。

A: あ、そう…。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Cái này tôi đã làm đấy. Ăn thử chút xem!

B:  Ồ, tự mình làm bánh? Giỏi quá. Vậy thì, một miếng.

A:  Sao?

B:  Ừm,. chắc ngon, tàm tạm.

A:  A, vậy à…

Hướng dẫn:

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Trong văn nói thông thường thì thể “て ください”thường được rút gọn, bỏ phần “ください” nhưng người nghe vẫn hiểu.

Trong văn nói có thể lược bỏ những phần giống nhau, trùng lắp đã được nêu lên trước đó.. Trong trường hợp này đã lược bỏ mất phần động từ:

“パンを自分で” = “パンを自分で作った”

“では” thường được chuyển thành “じゃ” trong văn nói

“かな” thể hiện sự phân vân hoặc suy đoán của người nói về sự việc.

“そう” dùng để thay thế cho cụm từ hoặc từ, sự việc hành động đã được nêu lên trước đó. Ngoài ra còn biểu hiện sự đồng ý, chấp nhận với điều đã được nếu.

PHẦN 2

1.

A: ジョンさんの部屋は家賃いくらですか?

B: 月5万円です。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Phòng của anh John tiền thuê bao nhiêu vậy?

B:  1 tháng 50.000 yên.

Hướng dẫn:

Chú ý cách nói về đơn vị tính, đơn vị tính được nói đến trước rồi mới đến số lượng, số tiền,…Ví dụ như tiền/tháng, lần/năm,…

Chú ý cách đọc ngày tháng và đọc số tiền.

2.

A: ホテル予約してある?

B:  うん。昨日しといたよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Khách sạn đã được đặt sẵn chưa?

B:  Rồi. Hôm qua đã đặt rồi.

Hướng dẫn:

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

“Vて あります” : Nêu lên trạng thái sự chuẩn bị hoàn tất

“Vて おきます”: Nêu lên hành động chuẩn bị

“Vて おきます”  = “Vときます/ Vとく” (Dùng trong văn nói)

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

3.

A: あ、 見て!今日の台風で木が倒れてる!

B:  本当だ。すごい台風だったんだね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  A, nhìn kìa! Cây đang đổ vì trận bão hôm nay!

B:  Thật vậy. Quả là cơn bão khủng khiếp nhỉ.

Hướng dẫn:

Trong văn nói thông thường thì thể “て ください”thường được rút gọn, bỏ phần “ください” nhưng người nghe vẫn hiểu.

“ている” trong văn nói thường bị luyến chữ “い” và sẽ xem như là  “てる”.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

4.

A: リンさん、宿題は?

B: あ、先生、今母が来てるので来週出してもいいですか?

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Lin này, bài tập sao rồi?

B:  A, thưa thầy, hôm nay mẹ đến nên tuần sau em nộp cũng được chứ?

Hướng dẫn:

Trong văn nói, khi chỉ nhắc đến một chủ ngữ và/ hoặc bỏ lửng câu nói ở trợ từ “は” thì thường là câu hỏi mang ý nghĩa hỏi về tình trạng của sự vật, sự việc.

“ている” trong văn nói thường bị luyến chữ “い” và sẽ xem như là  “てる”.

Chú ý mẫu ngữ pháp “Vてもいい” (làm gì thì được)

5.

A: あれ?今日、お弁当?自分で作ったの?

B: いや、彼女に作ってもらいました。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Ủa? Hôm nay cơm hộp à? Tự mình làm à?

B:  Không, bạn gái làm cho đấy.

Hướng dẫn:

Trong văn nói, khi chỉ nhắc đến một chủ ngữ và/ hoặc bỏ lửng câu nói ở trợ từ “は” thì thường là câu hỏi mang ý nghĩa hỏi về tình trạng của sự vật, sự việc.

“あれ” ở đây không có nghĩa là cái kia, mà là từ biểu thị sự ngạc nhiên, cũng giống như “Ủa” hay “Hả” của tiếng Việt.

“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

“いや” Ở đây không mang nghĩa là “chán ghét” mà mang nghĩa bóng gần như “いいえ”.

Chú ý mẫu ngữ pháp “Vてもらいます” .

6.

A: 山田さん、そのくつ大きくないですか?

B:  ううん、ぴったり。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Anh Yamada, đôi giày đó không lớn à?

B:  Không, vừa.

Hướng dẫn:

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

Trong văn nói có thể bỏ những cách nói lịch sự như “です/ます/だ”

7.

A: あれ?ドアが開いていますね。

B:  本当だ。だれが開けたんでしょうね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Ủa? Cừa đang mờ kìa.

B:  Thật vậy nhỉ. Chắc ai đó đã mở rồi.

Hướng dẫn:

“あれ” ở đây không có nghĩa là cái kia, mà là từ biểu thị sự ngạc nhiên, cũng giống như “Ủa” hay “Hả” của tiếng Việt.

Chú ý cách dùng với tha động từ và tự động từ.

Chú ý mẫu ngữ pháp “でしょう”

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

8.

A: ね、聞いた?田中さん、宝くじで100万円当たったそうだよ。

B: へー、おごってもらおう。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Này, đã nghe chưa? Anh Yamada, nghe nói đã trúng 10 triệu yên vé số đấy.

B:  Ồ, phải khao mới được.

Hướng dẫn:

“ねー” dùng như lời mở đầu cho đề tài, câu chuyện hoặc kêu gọi sự chú ý.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

Chú ý mẫu ngữ pháp “そう” (nghe nói)

Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”,… Ở đây “へー” biểu hiện sự ngạc nhiên.

Chú ý cách chia mẫu ngữ pháp  “ましょう” ở thể thông thường.

9.

A: ごめん、待った?

B: ううん、僕も今来たところ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Xin lỗi, đã đợi à?

B:  Không, tôi cũng mới đến lúc nãy.

Hướng dẫn:

“ごめん” = “ごめんなさい”

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

Trong văn nói có thể bỏ những cách nói lịch sự như “です/ます/だ”

Chú ý mẫu ngữ pháp “Vたところ” (vừa mới)

10.

A: おいしそう!

B:  本当だ。あ、試食があるから食べてみよう。

    

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Có vẻ ngon quá!

B:  Thật vậ. À, có ăn thử nên hãy ăn thử xem.

Hướng dẫn:

Chú ý mẫu ngữ pháp “そう” (Có vẻ).

Chú ý cách chia mẫu ngữ pháp  “ましょう” ở thể thông thường.

Chú ý cách chia ở thể thông thường.