Xin vui lòng không tắt script để các hiệu ứng của website chạy tốt hơn. Xin cám ơn

 
Tra cứu:
Tên loại bài
Các lễ hội phổ biến ở Nhật Bản hiện nay
Xem bản rút gọn
Hoàn thành:

Các lễ hội phổ biến ở Nhật Bản hiện nay

Những lễ hội Nhật là các sự kiện lễ hội rất truyền thống, tuy rằng một vài trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chúng đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng ghi nhận bởi sự hoà trộn của văn hoá địa phương.

 


Một lễ hội thì rất khác so với nguyên gốc. Chúng thậm chí không có điểm tương đồng nhỏ nào, mặc dù có cùng tên và tổ chức cùng ngày. Cũng có rất nhiều lễ hội địa phương (như Tobata Gion chẳng hạn) mà hầu hết chúng không được biết đến ở những quận khác. Người ta nói rằng bạn luôn tìm thấy một lễ hội đang diễn ra trên đất nước Nhật Bản.

Không giống như những người dân có nguồn gốc Đông Á, người Nhật thường không tổ chức Tết âm lịch (nó được thay thế bằng Tết dương lịch vào cuối thế kỉ 19). Mặc dù vậy những người Trung Quốc sống trên đất Nhật vẫn ăn Tết âm. Tại khu phố người Trung Quốc lớn nhất của Nhật ở Yokohama, khách du lịch từ khắp nước Nhật vẫn đến để thưởng thức lễ hội. Tương tự vậy, lễ hội Nagasaki Lantern được tổ chức tại khu dân cư Trung Quốc ở Nagasaki.
 

Những sự kiện có lễ hội


Những lễ hội thường được tổ chức với 1 hoặc 2 sự kiện chính, gồm các hoạt động ăn uống, giải trí và các trò chơi đầy màu sắc. Một vài lễ hội khác thì được tổ chức quanh đền chùa, ngoại trừ Hanabi (lễ hội pháo hoa), và những cuộc thi thể thao xung quanh, khác nơi mà người tham gia mặc khố (ví dụ như Hadaka Matsuri)

Những lệ hội địa phương (Matsuri)
 

Matsuri (祭?) là một từ tiếng Nhật nghĩa là lễ hội hoặc kì nghỉ. Ở Nhật, những lễ hội thường diễn ra tại đền chùa ở địa phương, mặc dù chúng có thể không hoàn toàn liên quan đến tôn giáo hay tín ngưỡng gì.
Không có một ngày chính thức cho những lễ hội trên toàn đất nước. Ngày tổ chức thay đổi từ vùng này sang vùng khác trên toàn đất nước và thậm chí ở một số khu vực nhất định. Nhưng chúng thường hay diễn ra gần những ngày lễ đặc biệt như Setsubun hoặc Obon. Gần như mỗi vùng đều có ít nhất một lễ hội địa phương vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu vào khoảng thời gian thu hoạch lúa.

Lễ hội địa phương đáng chú ý thường có những cuộc diễu hành đặc trưng với những xe rước được trang trí cầu kì và tinh xảo. Việc chuẩn bị cho những cuộc diễu hành thường tuỳ vào mức độ của những khu vục lân cận hay được gọi là machi. Trước đó, các kami địa phương có thể thực hiện các lễ nghi bổ sung ở mikoshi và diễu hành qua các đường phố.

Mọi người có thể tìm thấy ở xung quanh của matsuri các trại bán đồ lưu niệm và thức ăn như takoyaki và các trò chơi như bắt cá vàng. Cuộc thi hát Karaoke, những trận đấu sumo, và các hình thức giải trí khác thường được tổ chức cùng với matsuri. Nếu hội tổ chức ở khu vực hồ thì chèo thuyền cũng là một hoạt động đáng chú ý.

Những phần được yêu thích của các matsuri nổi tiếng như Nada Kenda Matsuri của Himeji hoặc là Neputa Matsuri của Hirosaki thường được phát sóng trên tivi cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.

Một vài ví dụ của những matsuri nổi tiếng là Jidai, Aoi và Gion Matsuri được tổ chức ở Kyoto; Tenjin Matsuri ở Osaka, ngoài ra còn có Kanda Matsuri, Sannō và Sanja Matsuri của Tokyo. Đặc biệt là Gion Matsuri, Tenjin Matsuri, và Kanda Matsuri là ba matsuri nổi tiếng nhất ờ Nhật Bản.
 

Các lễ hội có ngày cố định

• Seijin Shiki : Ngày thêm tuổi mới (Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1)
• Hinamatsuri : Lễ hội búp bê (ngày 3 tháng 3)
• Hanami : Lễ hội ngắm hoa (cuối tháng 3 đầu tháng 4)
• Tanabata : Lễ hội sao (ngày 7 tháng 7)
• Shichi-Go-San: Lễ hội cho trẻ ở độ tuổi 3, 5,7 (ngày 15 tháng 11)
• Ōmisoka : Đêm giao thừa (31 tháng 12)
 

Các lễ hội nhiều ngày

• Setsubun : phân mùa (bắt đầu mỗi mùa trong năm)
• Ennichi : lễ hội chùa (ngày linh thiêng này có liên hệ đến Kami hay Buddha)

Bunkasai
 

Lễ hội văn hoá Nhật Bản (文化祭 bunkasai?) là một lễ hội hàng năm được tổ chức ở hầu hết các trường học trên toàn Nhật Bản từ trường trung học đến đại học, nơi mà học sinh thể hiện những thành công thường ngày. Mọi người muốn đến trường để xem hoạt động trường học và không khí ở đó. Cha mẹ cũng muốn đến chứng kiến những thành quả của con mình.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người đến lễ hội văn hoá vì sở thích. Thức ăn được phục vụ ở những lớp học hoặc phòng tập thể dục. Chúng được trang trí giống như các nhà hàng và quán cà phê tạm thời. Khiêu vũ, nhạc hội và diễn kịch có thể được biểu diễn bởi những cá nhân tình nguyện hoặc các câu lạc bộ của trường như câu lạc bộ khiêu vũ, nhóm ca hát, nhóm nhạc cụ, và câu lạc bộ kịch.

Lễ hội văn hoá là một hoạt động vui chơi nhưng gần như cũng là cơ hội duy nhất mỗi năm cho những học sinh tìm hiểu cuộc sống ở những ngôi trường khác. Nó cũng là một dịp để làm giàu cuộc sống con người bằng các mối quan hệ xã hội.

Lễ hội văn hoá rất thường được đề cập trong manga và anime.
 

Mừng năm mới (正月 Shōgatsu)?)

Ngày: 1-3 tháng 1 (liên kết với những tổ chức khác trong suốt tháng 1)
Tên khác: Oshōgatsu (O là một tiếp đầu ngữ trang trọng)
 

Thông tin: Lễ mừng năm mới là lễ hội thường niên, quan trọng và phức tạp ở Nhật. Trước ngày mừng năm mới, nhà cửa được lau dọn, nợ nần được trả, và osechi (một loại thức ăn đựng trong các hộp được sơn bóng loáng cho ngày đầu năm) được mua hoặc chuẩn bị. Thức ăn osechi là những thức ăn truyền thống được chọn vì kiểu dáng và màu sắc, hoặc đôi khi là những cái tên may mắn với hy vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân trong suốt thời gian năm mới, ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Những ngôi nhà được trang trí và lễ hội được tổ chức để gia đình tụ họp, thăm đền chùa và gọi điện hỏi thăm bạn bè cùng người thân. Ngày đầu tiên của năm mới (ganjitsu) thường được sử dụng để ở bên các thành viên còn lại của gia đình.
 

Mọi người đều cố thức và ăn toshikoshisoba, mì soba lúc nửa đêm rồi đến chùa đạo Phật hay cầu nguyện ở các đền của đạo Shinto. Theo truyền thống thì mỗi người nên thăm ba đền hoặc chùa trong ngày đó. Đó được gọi là sansha-mairi. Ở cung điện hoàng gia lúc bình minh ngày 1 tháng 1, nhật hoàng sẽ hoàn thành một số lễ nghi shihohai (cầu nguyện cho bốn mùa), được tổ chức trang trọng, trực tiếp tại các đền chùa và lăng tẩm hoàng gia để cầu “quốc thái dân an”. Vào ngày 2 tháng 1, dân chúng được cho phép vào thăm qua hoàng cung (một cơ hội duy nhất khác để vào khu vực này là ngày sinh nhật Nhật Hoàng vào ngày 23 tháng 12). Vào ngày 2 và 3, những người quen biết đến thăm hỏi (nenshi) và cùng uống otoso (rượu nếp trắng). Một vài trò chơi vào ngày Tết là kuruta (một thể loại bài), hanetsuki (tương tự như cầu lông), tako age (thả diều) và komamawashi (chơi quay). Người chơi tham gia chủ yếu để cầu mong sự may mắn cho cả năm. Trao đổi thiệp chúc cho năm mới (tương tự như thiệp giáng sinh ở phương Tây) là một nhu cầu quan trọng vào ngày Tết. Cũng có một khoảng lì xì dành cho trẻ con gọi là otoshidama. Các lối vào nhà ngày Tết được trang trí bằng kagami-mochi (2 quả cầu gạo mochi chồng lên nhau và trên cùng là một quả quýt) và kadomatsu (những cây gỗ thông được trang trí).
 

 
Sau khi tổ chức lễ mừng năm mới, Koshogatsu, nghĩa là “năm mới nhỏ” (ở Việt Nam gọi là Tết Nguyên Tiêu đó bạn ^-^) được bắt đầu vào ngày trăng rằm đầu thiên của năm (khoảng 15 tháng 1). Hoạt động chính cho lễ hội này là cầu nguyện để xin một vụ mùa bội thu.
 

Lễ hội búp bê (雛祭り?)

Ngày 3 tháng 3
 

Lễ hội búp bê còn có những tên gọi đáng yêu khác là Sangatsu Sekku (lễ hội tháng 3), Momo Sekku (lễ trái đào), Joshi no Sekku (Lễ hội của những bé gái).
Đây là ngày những gia đình Nhật cầu mong sự hạnh phúc và giàu có cho những bé gái và giúp đảm bảo rằng chúng sẽ lớn lên khoẻ mạnh và xinh đẹp. Lễ hội được tổ chức cả ờ trong nhà lẫn ngoài bãi biển. Cả hai phần đều có ý nghĩa bảo vệ tâm hồn những bé gái khỏi tà ma. Những bé gái sẽ mặc những bộ kimono đẹp nhất và đến thăm nhà bạn bè. Những bậc thang để trưng bày hina ningyō (búp bê hina, một chuỗi những con búp bê được phân vai vế từ hoàng đế, hoàng hậu, người hầu, nhạc công trong trang phục truyền thống cổ) được đặt trong nhà và các gia đình tổ chức lễ hội với bữa ăn đặc biệt với hishimochi (bánh cả hình kim cương) và shirozake (gạo ủ với sake).
 

Hanami(花見?)

Lễ hội Hanami được diễn ra trong khoảng tháng 4
 

Người ta thường gọi hanami là lễ hội ngắm hoa hay lễ hội hoa Anh Đào.
Có rất nhiều các lễ hội hoa được tổ chức ở đền Shinto trong suốt tháng 4. Tham quan và dã ngoại để thưởng thức hoa, đặc biệt là hoa anh đào rất được ưa chuộng. Ở một vài nơi, tiệc thưởng hoa được tổ chức vào một ngày truyền thống cố định. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong suốt mùa xuân. Nghệ thuật thưởng hoa này đã có một tầm quan trọng lâu dài trong văn học, ca múa và nghệ thuật của người Nhật. Ikebana (nghệ thuật cắm hoa) cũng là một phần thiết yếu trong văn hoá Nhật và được phổ biến rộng rãi trong xã hội hiện nay. Một vài hoạt động chính trong thời gian lễ hội này là chơi trò chơi, nghe dân ca, trình diễn hoa, diễu hành, nhạc hội, kimono, những sạp bán thức ăn và những thứ khác, những đám rước tuyệt đẹp và các nghi thức tôn giáo. Những gia đình thường đi ra ngoài để ngắm hoa anh đào.



Lễ hội của các bé trai (子供の日 Kodomo no hi?)


Các tên gọi khác là lễ hội Iris (菖蒲の節句 Shōbu no Sekku?), lễ hội Tango (端午の節句 Tango no Sekku?)
 


 

Tanabata

Lễ hội được tổ chức vào ngày 7 tháng 7
 

Tên gọi khác là lễ hội ngắm sao. Nó có nguồn gốc từ một truyện truyền thuyết dân gian Trung Quốc kể về 2 ngôi sao Weaver Star (Vega) [gọi là sao dệt vải hay sao Bạch Minh] và the Cowherd Star (Altair) [sao chăn trâu] => (hay đơn giản trong tiếng Việt mình gọi là truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ đó moà =_=!). Họ là những người yêu nhau nhưng chỉ gặp nhau đúng một lần trong năm và đêm thứ 7 của tháng 7 miễn là sông Ngân Hà không có mưa hoặc lũ. Cái tên Tanabana đến từ tên một thiếu nữ đồng trinh được tin là đã may trang phục cho các vị thần. Người ta thường viết những điều ước và khát vọng tình yêu lên một tờ giấy dài và treo lên một nhành trúc với những món đồ trang sức nhỏ.
 

Bon Festival (盆 bon?)


Tên gọi khác là urabon (盂蘭盆?)

Đây là một hội Phật giáo được diễn ra để tôn vinh tinh thần của tổ tiên. Thường là một bia tưởng niệm (shōryōdana) được dựng ở trước Butsudan (bàn thờ của người theo phật giáo để chào đón kinh hồn tổ tiên trở về. Một thầy tu thường được mời về để đọc kinh (tanagyō). Những việc cần được chuẩn bị đề chào đón tổ tiên trở về là dọn mộ , chuẩn bị đường đi về và cung cấp những cỗ xe ngựa hoặc bò bằng rơm để tổ tiên đi lại. Những ngọn lửa dẫn đường được đốt từ ngày 13 và tắt và ngày 16.
 

Lễ hội "7-5-3" (七五三 Shichigosan?)

Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 9
 

Thông tin: những cậu bé năm tuổi và những cô bé ba hoặc bảy tuổi được đưa đến các đền thờ địa phương để cầu xin cho sự yên bình và sức khoẻ trong tương lai. Lễ hội bắt nguồn từ niềm tin rằng những đứa trẻ ở độ tuổi này rất dễ gặp phải những điều không may và vì lẽ đó cần một sự bảo vệ của thần linh. Chúng thường mặc trang phục truyền thống vào dịp này và thăm đền thờ. Nhiều người mua chitose-ame ("kẹo ngàn năm") được bán tại các chùa.

Chuẩn bị cho đón năm mới và chia tay năm cũ.
Hiển nhiên là sự chuẩn bị này được chuẩn bị vào cuối tháng Chạp.

Dịp này còn được gọi là cuối năm (年の瀬 toshi no se?), hay chợ phiên cuối năm (年の市 Toshi no Ichi?).
Việc chuẩn bị để chứng kiến năm mới diễn ra với mục đích chào đón vị thần toshigami (vị thần của năm tới). Nó bắt đầu vào ngày 13 tháng 12, khi mà mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Nhưng ngày nay thì mọi người có xu hướng dời ngày đó đến một ngày cuối tháng hơn. Ngôi nhà được trang trí theo cách rất truyền thống: một sợi dây rơm được phù phép (shimenawa) với những mảnh giấy trắng (shide) được treo trước cửa để chống lại linh hồn quỷ dữ vào nhà và chỉ ra sự hiện diện của toshigami. Thường thì còn có thêm kadomatsu (một sự trang trí của nhành non) ngay bên cạnh lối ra vào.

Một bàn thờ đặc biệt, gọi là toshidana ("kệ của năm"), là một giàn cao với kagamimochi (tầng, xung quanh là bánh gạo), sake (rượu nếp), quả hồng và các loại thức ăn khác để tôn vinh toshigami. Một hội chợ truyền thống được tổ chức vào cuối tháng 12 tại các đền chùa hoặc các vùng lân cận ở địa phương. Đây là sự chuẩn bị cho lễ hội năm mới. Các vật dụng trang trí và thực phẩm khô được bán tại hội chợ. Nguồn gốc của hội chợ cuối năm là mang lại cơ hội cho nông dân, ngư dân cùng người cao nguyên đến trao đổi hàng hoá và mua quần áo cũng như các vật dụng cần thiết khác cho năm mới.

Ōmisoka (大晦日 Ōmisoka?)

Lễ hội được tổ chức vào ngày 31 tháng 12
 

Thông tin: mọi người thường dọn dẹp nhà cửa (Ōsōji) để chào đón năm mới với mục đích tránh những thứ ô uế làm ảnh hưởng. Nhiều người thăm đền chùa để nghe 108 tiếng chuông rung vào nửa đêm (joya no kane). Điều đó thông báo năm cũ đã qua và năm mới bắt đầu. Bởi vì tín đồ Phật giáo tin rằng con người phải trải qua 108 dục vọng và đam mê (bonnō). Cứ một tiếng chuông rung lên là một dục vọng sẽ qua. Ngoài ra người ta thường ăn zaru-soba với hy vọng vận mệnh gia đình sẽ dài lâu như sợi mì vậy.

Theo nguồn byethost10.com

hoctiengnhatonlin.vn
THÔNG BÁO
Click vào đây đến phiên bản Ver3.0 + Bạn chưa thành viên VIP, vui lòng nâng cấp VIP tại đây

+ Bạn đã là thành viên VIP nhưng không xem được bài học trên trang này, vui lòng thoát ra và đăng nhập lại.

+ Bạn không đăng nhập được vui lòng gởi mail yêu cầu tìm lại User và password đến email của admin: admin@lophoctiengnhat.com

Thống kê online
Thành viên:
0
Khách:
7
Hôm nay:
5
Hôm qua:
5061
Toàn bộ:
21945569