Xin vui lòng không tắt script để các hiệu ứng của website chạy tốt hơn. Xin cám ơn

 
Tra cứu:
Tên loại bài
Luyện Hội Thoại_Sơ cấp _Bài 7
Xem bản rút gọn
Hoàn thành:

Phần 1

1.

A: すみません。ちょっと聞き取れませんでした。

B: あ、ごめんなさい。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Xin lỗi. Tôi đã không nghe được gì.

B:  A, xin lỗi.

Hướng dẫn:

“ごめんなさい” thường dùng cho trường hợp lịch sự, kính trọng, xin lỗi với mức độ nghiêm túc.

“すみません” thường được dùng cho những trường hợp mở lời trước ( xin lỗi, xin phép) cho chủ đề nói. Hoặc dùng để xin lỗi đối với những trường hợp không cố ý, hoặc những việc nhỏ, mức độ nghiêm trọng thấp hơn “ごめんなさい”.

2.

A: 鈴木先生ってだれだっけ?

B:  ほら、めがねかけて、背が高い先生だよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Giáo viên Suzuki là người nào vậy?

B:  Nhìn kìa, là giáo viên đeo kiếng va cao đấy.

Hướng dẫn:

“って”là cách nói rút gọn của  “と”(thường trong という、と思う). Sau đó không cần thêm trợ từ phía sau.

 “だっけ” dùng cho trường hợp tường thuật với cảm giác nhớ lại một sự việc hoặc dùng cho câu hỏi nhằm nhấn mạnh sự quan tâm đối với vấn đề nào đó.

Chú ý cách chia thể thông thường.

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

3.

A: 寒くないの?

B:  あ、大丈夫です。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Không lạnh sao?

B:  À, không sao.

Hướng dẫn:

“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

4.

A: 山田さんのお別れ会、何時からだっけ?

B: 明日の8時だと思うけど。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Bữa tiệc chia tay anh Yamada bắt đầu từ mấy giờ ấy nhỉ?

B:  Tôi nghĩ là từ 8 giờ ngày mai.

Hướng dẫn:

“だっけ” dùng cho trường hợp tường thuật với cảm giác nhớ lại một sự việc hoặc dùng cho câu hỏi nhằm nhấn mạnh sự quan tâm đối với vấn đề nào đó.

“けど” thường dùng cho văn nói, đặt ở vị trí cuối câu nhằm trình bày hay giải thích.

Chú ý mẫu ngữ pháp “と思う” và cách chia ở thể thông thường.

5.

A: みて、この写真。

B: あー、なつかしいね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Nhìn này, cái ảnh này.

B:  Aa, nhớ quá đi.

Hướng dẫn:

Trong văn nói thông thường thì thể “て ください”thường được rút gọn, bỏ phần “ください” nhưng người nghe vẫn hiểu.

Văn nói thường sử dụng đảo ngữ. Tức là đối tượng bị tác động bởi hành động của chủ thể sẽ được đảo lên đứng trước, động từ/tính từ sẽ đứng sau, trợ từ có thể được lược bỏ. Phân biệt bằng cách ngắt quãng và bằng nội dung câu nói. Ở đây có thể viết lại là “この写真を みて ください”

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

6.

A: このレストラン、ランチタイムはビール200円なんだって。

B:  へー、知らなかった。安いですね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Nhà hàng này, giờ ăn trưa thì bia là 200 yên đấy.

B:  Hả, tôi không biết đấy. Rẻ nhỉ.

Hướng dẫn:

“だって” trong trường hợp kết thúc câu như thế này thể hiện sự ngạc nhiên hay gặp khó khăn

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”,… Ở đây ‘へー” thể hiện sự ngạc nhiên.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

7.

A: 先生、どうして日本語の先生になったんですか?

B:  いろいろな人に会えるから楽しいと思ったんです。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Thưa thầy, tại sao thầy lại trở thành giáo viên tiếng Nhật vậy?

B:  Vì tôi nghĩ là sẽ vui  vì có thể gặp được nhiều người

Hướng dẫn:

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Chú ý mẫu ngữ pháp “と思う”

8.

A: まだ雨、降っていますか?

B: いいえ、もう降っていませんよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Mưa vẫn còn rơi à?

B:  Không, đã không còn rơi nữa rồi.

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Câu hỏi ở thể tiếp diễn. Câu trả lời cũng ở thể phủ định tiếp diễn cho thấy hành động đã không còn diễn ra nữa.

9.

A: 愛子さん、そのスカート、とっても似合ってるね。

B: あ、そう?どうもありがとう。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Aiko này, cái váy đó, rất hợp đấy.

B:  A, thế à? Cảm ơn.

Hướng dẫn:

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

Chú ý cách chia thể thông thường, dùng trong văn nói.

“そう” được dùng để thay thế cho từ, cụm từ, sự việc, hành động mà đã được nêu lên trước đó.

10.

A: まだ雨、降っていますか?

B:  いいえ、もうやみましたよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Mưa vẫn còn rơi à?

B:  Không, đã tạnh rồi.

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

Phần 2

1.

A: ねー、ねー、あのさ~。

B: あ、ちょっとごめんね。後でもいい?

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Này, này, à này~

B:  A, xin lỗi nhé. Để sau được không?

Hướng dẫn:

“ねー” dùng như lời mở đầu cho đề tài, câu chuyện hoặc là lời gọi thu hút sự chú ý của người khác.

“あのさ” dùng để trình bày, nói về một điều gì đó, dùng khi tâm sự hay kể chuyện.

“ごめん”= “ごめんなさい”

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

2.

A: ねーねー、今日、キムさんが初めて宿題してきたんだよ。

B:  へ~!明日は雪だね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:   Này này, hôm nay Kim lần đầu tiên đã làm bài tập mà đến đấy.

B:  Hả! Ngày mai có tuyết rồi đây.

Hướng dẫn:

“ねー” dùng như lời mở đầu cho đề tài, câu chuyện hoặc là lời gọi thu hút sự chú ý của người khác.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Chú ý thể “Vてくる” dùng để chỉ một hành động/sự việc hướng về phía mình hoặc nhóm người của mình.

Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”,…Ở đây “へ~” biểu thị sự ngạc nhiên.

3.

A: 来週の土曜、映画に行くけど、一緒に行きませんか?

B:  あ、土曜日はちょっと…。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Thứ bảy tuần sau, tôi sẽ đi xem phìm , đi cùng nhé?

B:  A, thứ bảy có hơi…

Hướng dẫn:

“けど” khi ở vị trí nối 2 vế thường vẫn mang nghĩa giải thích trình bày.

Khi mời một người làm hành động nào đó thì thường dùng “ませんか?”

“ちょっと…” mang nghĩa bình thường là “một chút, một ít, một chốc lát,…”. Nhưng khi nó đứng ở vế sau một mình và có sự ngập ngừng của người nói thì sẽ mang nghĩa từ chối một cách lịch sự thay vì nói thẳng ra là  “không được”.

4.

A: すみません、ちょっとよろしいですか。

B: あ、リカルドさん、何ですか?

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Xin lỗi, một chút được không?

B:  A, Richard, chuyện gì vậy?

Hướng dẫn:

Chú ý khi dùng thể lịch sự thì “よろしい” sẽ thay thế cho “いい”

“何ですか” trong trường hợp này không chỉ mang nghĩa là “cái gì” đối với đồ vật cụ thể mà còn có nghĩa rộng hơn là “chuyện gì, sự việc gì”

5.

A: ふふ。昨日ねー、愛子さんとデートしたんだ。

B: え~、すごい!で、楽しかった?どこ行って何したの?

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Phù. Ngày hôm qua ấy, tôi đã hẹn hò với Aiko đấy?

B:  Ồ~, tuyệt đấy! Vậy, vui chứ? Đã đi đâu làm gì vậy?

Hướng dẫn:

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“で” dùng ở đầu câu thực chất là đã lược bỏ phần đầu “デートした” để tránh lặp lại. Ở đây nó mang nghĩa là “vậy thì, vậy rồi”.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

6.

A: 今日は午後から台風が来るそうですね。

B:  うん、早く帰った方がいいね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Hôm nay nghe nói bão đến từ chiều đấy.

B:  Ừ, vậy nên về nhà sớm nhỉ.

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

Chú ý mẫu ngữ pháp “そう” (nghe nói/ có vẻ) và mẫu “た方がいい”

7.

A: ねー、またバスが来ないの?

B:  うん、遅いね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Này, xe buýt vẫn chưa tới à?

B:  Ừ, trễ nhỉ.

Hướng dẫn:

“ねー” dùng như lời mở đầu cho đề tài, câu chuyện.

“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

8.

A: あれ?この時計、合ってる?

B: うん、私のと同じだけど。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Ủa? Cái đồng hồn này, giống phải không?

B:  Ừ, giống cái của tôi đấy.

Hướng dẫn:

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

“あれ” ở đây không có nghĩa là cái kia, mà là từ biểu thị sự ngạc nhiên, cũng giống như “Ủa” hay “Hả” của tiếng Việt.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

“ている” trong văn nói thường bị luyến chữ “い” và sẽ xem như là  “てる”.

“だけど” thường dùng cho văn nói, đặt ở vị trí cuối câu nhằm trình bày hay giải thích.

9.

A: レポート、これでいいですか?

B: はい。いいようですね。頑張りましたね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Báo cáo, như vậy được chứ?

B:  Vâng. Có vẻ tốt đấy. Đã cố gắng nhỉ.

Hướng dẫn:

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Chú ý mẫu “よう” (hình như, có vẻ)

10.

A: 明日の飲み会、来られる?

B:  うん。ちょっと遅れて行くよ。

    

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Tiệc uống ngày mai, có thể đến chứ?

B:  Ừ. Sẽ đến trễ một chút.

Hướng dẫn:

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

THÔNG BÁO
Click vào đây đến phiên bản Ver3.0 + Bạn chưa thành viên VIP, vui lòng nâng cấp VIP tại đây

+ Bạn đã là thành viên VIP nhưng không xem được bài học trên trang này, vui lòng thoát ra và đăng nhập lại.

+ Bạn không đăng nhập được vui lòng gởi mail yêu cầu tìm lại User và password đến email của admin: admin@lophoctiengnhat.com

Thống kê online
Thành viên:
0
Khách:
96
Hôm nay:
3245
Hôm qua:
1545
Toàn bộ:
21943748