Giáo trình: Shadowing bao gồm 22 phần chia trong 5 bài.
Trên website: Chia làm 20 bài, mỗi bài 2 phần (riêng bài 1 có 4 phần).
Đối tượng
+ Các học viên đang học giữa sơ cấp học kèm với giáo trình Minna.
+ Các học viên trung cấp luyện kỹ năng nói.
Nội dung
+ Các mẫu đàm thoại ngắn kèm file nghe thể hiện ngữ điệu, cách nói trong các hội thoại hằng ngày.
+ Phần dịch và hướng dẫn: dịch và giải thích cách nói, những từ đệm, quán dụng ngữ...
Phương pháp học
+ Bước 1: Nghe file âm thanh tổng hợp của 1 phần.
Nghe 1-2 lần, cố gắng nghe rõ và hiểu nội dung.
+ Bước 2: Nghe lại từng câu và xem phần "dịch và hướng dẫn".
Hiểu nội dung, từ vựng, cách nói...
+ Bước 3: Luyện tập mẫu đàm thoại.
Nghe và lặp lại đúng ngữ điệu, tốc độ nói cho đến khi bạn cảm thấy nói một cách tự nhiên trôi chảy.
Đây là bước quan trọng nhất trong bài học này vì đây là phần học đàm thoại, các bạn nghe được, hiểu được thì chưa đủ mà các bạn cần phải nói được và nói một cách lưu loát. Khi học xong 20 bài này, khả năng nghe hiểu và nói của bạn sẽ tăng lên rỏ rệt và rất giống với người bản xứ.
Dùng cách nói ngắn gọn về một sự việc hai người đã được thông báo.
Chỉ dùng cách lên giọng để biểu đạt câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi thì lên giọng cao hơn.
2.
A: え~、どれ?これ?
B: うん。それ。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Này, cái nào? Cái này à?
B: Ừ. Cái đó.
Hướng dẫn:
これ= Cái này, gần với người nói hơn.
それ= Cái đó, xa người nói hơn
うん= Cách nói ngắn gọn của sự đồng ý.
3.
A: おいしい?
B: うん。おいしいよ。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Ngon không?
B: Ừ. Ngon lắm.
Hướng dẫn:
Là cách nói thông thường, ngắn gọn.
よ= Ngữ điệu thường được thêm vào cuối câu.
うん= Cách nói ngắn gọn của sự đồng ý.
4.
A: はい?
B: はい。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Vâng?
B: Vâng.
Hướng dẫn:
Câu hỏi để thể hiện người nói đang thắc mắc có phải là mình đang được yêu cầu, hay được gọi, hỏi… hay không?
Câu trả lời thể hiện sự đồng ý, trả lời rằng đúng là người đó đã gọi, yêu cầu,…người kia.
5.
A: きれい?
B: きれい。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Đẹp không?
B: Đẹp.
Hướng dẫn:
Là cách nói thông thường, ngắn gọn. Khi cả hai người đã biết đối tượng của vấn đề thì cách ngắn gọn là không cần lặp lại chủ đề.
Chỉ dùng cách lên giọng để biểu đạt câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi thì lên giọng cao hơn.
6.
A: 本当
B: 本当
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Thật à?
B: Thật.
Hướng dẫn:
Là cách nói thông thường, ngắn gọn. Khi cả hai người đã biết đối tượng của vấn đề thì cách ngắn gọn là không cần lặp lại chủ đề.
Chỉ dùng cách lên giọng để biểu đạt câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi thì lên giọng cao hơn.
7.
A: 田中さん?
B: 田中さん。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Anh Tanaka à?
B: Anh Tanaka.
Hướng dẫn:
Là cách nói thông thường, ngắn gọn. Khi cả hai người đã biết đối tượng của vấn đề thì cách ngắn gọn là không cần lặp lại chủ đề.
Chỉ dùng cách lên giọng để biểu đạt câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi thì lên giọng cao hơn.
8.
A: いい?
B: いいよ。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Được không?
B: Được chứ.
Hướng dẫn:
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
9.
A: ここ?
B: うん。そこ。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Ở đây?
B: Ừ. Ở đó.
Hướng dẫn:
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà sử dụng thể rút gọn thông thường và chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.
10.
A: わかった?
B: はい。わかりました。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Hiểu chưa?
B: Vâng. Hiểu rồi.
Hướng dẫn:
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà sử dụng thể rút gọn thông thường và chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
Khi người hỏi/ trả lời ở vị trí xã hội cao hơn người còn lại thì họ có thể dùng thể thông thường, ngắn gọn. Tuy nhiên người ở vị trí thấp hơn (nếu không thật sự có mối quan hệ thân thiết) vẫn phải dùng thể lịch sự để hỏi/ trả lời với người kia.
Là lời chào dùng vào thời gian ban ngày hoặc cũng có thể dùng khi lần đầu gặp nhau trong ngày, bất kể lúc đó là ban ngày hay buổi tối.
2.
A: 先生、おはようございます。
B: おはよう。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Em chào thầy buổi sáng.
B: Chào em.
Hướng dẫn:
Khi người hỏi/ trả lời ở vị trí xã hội cao hơn người còn lại thì họ có thể dùng thể thông thường, ngắn gọn. Tuy nhiên người ở vị trí thấp hơn (nếu không thật sự có mối quan hệ thân thiết) vẫn phải dùng thể lịch sự để hỏi/ trả lời với người kia.
Lời chào được dùng khi gặp nhau vào buổi sáng.
3.
A: うみさん じゃーね。
B: うん。また明日。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Umi này, chào nhé.
B: Ừ. Mai gặp.
Hướng dẫn:
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
“じゃ~ね” thường dùng cho lời chào tạm biệt, kết thúc sự gặp mặt trong thời khắc đó, và hứa hẹn sự gặp gỡ/ tiếp xúc sẽ còn. Mặc dù “さよなら” mang ý nghĩa chào tạm biệt nhưng thường dùng cho các trường hợp chia ly không gặp lại.
4.
A: お先に失礼します。
B: おつかれさまー。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Xin phép về trước
B: Anh vất vả rồi.
Hướng dẫn:
Mẫu chào hỏi này thường được dùng trong công ty, cơ quan làm việc.
5.
A: あ~あ。
B: すみません。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Aa
B: Xin lỗi.
Hướng dẫn:
“すみません” thường được dùng cho những trường hợp mở lời trước ( xin lỗi, xin phép) cho chủ đề nói. Hoặc dùng để xin lỗi đối với những trường hợp không cố ý, hoặc những việc nhỏ, mức độ nghiêm trọng thấp hơn “ごめんなさい”.
6.
A: いってきます。
B: いっていらっしゃい。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Tôi đi nhé.
B: Anh đi nhé
Hướng dẫn:
Đây có thể xem như một tập quán của người Nhật, đặc biệt trong gia đình.
Khi đi ra khỏi nhà/ công ty/ cơ quan, người đi sẽ nói và người ở lại cũng cần đáp lại.
7.
A: ただいまー。
B: おかえりー。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Tôi về rồi đây
B: Mừng anh về nhà.
Hướng dẫn:
Đây có thể xem như một tập quán của người Nhật, đặc biệt trong gia đình.
Khi trở về nhà/ công ty/ cơ quan, người trở về sẽ nói và người ở nới đó cũng cần đáp lại.
8.
A: どうもありがとうございます。
B: いいえ、どういたしまして。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Xin cảm ơn
B: Không có chi
Hướng dẫn:
Đây là lời cảm ơn và đáp lại phổ biến ở Nhật.
9.
A: いい天気ですね。
B: ええ、そうですね。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Thời tiết đẹp nhỉ.
B: Ừ, đúng vậy.
Hướng dẫn:
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
“ええ” thường thể hiện sự đồng tình với người còn lại.
10.
A: お元気ですか?
B: はい、元気です。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Khỏe không?
B: Vâng, khỏe.
Hướng dẫn:
Thông thường khi gặp nhau người Nhật thường xem đây là một câu chào hỏi cần có, kể cả trong quan hệ công việc hay xã hội.
Khi được hỏi mấy giờ và không có một yếu tố thời điểm nào khác, thì tức là người hỏi đang muốn hỏi thời điểm hiện tại.
2
A: 今、何時ですか?
B: 4時。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Bây giờ là mấy giờ vậy?
B: Bốn giờ
Hướng dẫn:
Nếu ở mối quan hệ thân quen hoặc người trả lời/người hỏi ở vị trí cao hơn thì họ có thể lược bỏ “です”, “だ”,…sử dụng cách nói ngắn gọn.
3
A: 何時に寝ましたか?
B: 11時半ぐらいです。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Đã đi ngủ lúc mấy giờ?
B: Khoảng 11 giờ rưỡi.
Hướng dẫn:
Tuy người hỏi hỏi về thời điểm của một hành động trong quá khứ. Nhưng khi trả lời, người trả lời chỉ trả lời về mặt thời điểm (mà không có sử dụng lại động từ chỉ hành động quá khứ đó) thì không nhất thiết phải chia ở thì quá khứ.
“ぐらい” thể hiện khoảng, không xác định chính xác.
4
A: テストは何時からですか?
B: 10時からですよ。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Bài kiểm tra từ mấy giờ vậy?
B: Từ 10 giờ đấy.
Hướng dẫn:
Mặc dù không có động từ thể hiện hành động nhưng người nói chỉ cần sử dụng “から” là có thể hiểu người nói muốn nói đến sự bắt đầu.
Tương tự người trả lời cũng chỉ cần trả lời thời điểm và thêm vào sau đó là “から”.
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
5
A: 今日は何日ですか?
B: 4月1日です。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Hôm nay là ngày mấy?
B: Là ngày 1 tháng 4.
Hướng dẫn:
Lưu ý cách đọc ngày tháng.
6
A: 今日は何曜日?
B: 水曜日だよ。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Hôm nay là thứ mấy?
B: Là thứ tư đấy.
Hướng dẫn:
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
7
A: 誕生日はいつですか?
B: 8月20日です。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Sinh nhật là ngày mấy?
B: Ngày 20 tháng 8
Hướng dẫn:
“いつ” là từ để hỏi về thời điểm, dùng trong nhiều trường hợp đa dạng (hỏi ngày tháng, giờ, mốc thời gian, sự kiện…)
8
A: 銀行は何時から何時までですか?
B: 9時から3時までです。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Ngân hàng từ mấy giờ đến mấy giờ?
B: Từ 9 giờ đến 3 giờ.
Hướng dẫn:
Mặc dù không có động từ thể hiện hành động nhưng người nói chỉ cần sử dụng “から~まで” là có thể hiểu người nói muốn nói đến sự bắt đầu và kết thúc.
Tương tự người trả lời cũng chỉ cần trả lời thời điểm và thêm vào sau đó là “から~まで”.
Lưu ý cách đọc giờ.
9
A: 今年は何年?
B: 2006年。平成18年だよ。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Năm nay là năm mấy?
B: Năm 2006. Năm Bình Thành 18.
Hướng dẫn:
Lưu ý cách đọc năm.
Ngoài ra, ở Nhật rất phổ biến dùng năm theo triều đại của Nhật.
* Năm ở Nhật được tính theo niên hiệu (ví dụ năm 2010 là năm Bình Thành (Heisei - 平成) thứ 22).
* Niên hiệu (nengou - 元号) thường được tính từ khi Thiên Hoàng (vua Nhật) lên ngôi đến khi mất hay thoái vị.
* Các niên hiệu từ năm 1868 đến nay (năm 2010) gồm có: Minh Trị(Meiji - 明治), Đại Chính (Taisho - 大正), Chiêu Hòa (Showa - 昭和) vàBình Thành (Heisei - 平成)
* Lưu ý:Năm cuối cùng của niên hiệu này cũng là năm đầu tiên của niênhiệu mới. Ví dụ năm 1912 là năm Minh Trị thứ 45, cũng là nămĐại Chính thứ 1 (năm đầu tiên của niên hiệu còn được gọi là"nguyên niên" - gannen(元年))
Ở Nhật khi khai ngày tháng năm sinh, hay một số ngày tháng khác hay dùng năm tính theo các đời vua Nhật (VD: sinh năm 1987 thì sẽ viết là 昭和62). cụ thể cách đổi từ năm dương lịch sang năm của các thời vua Nhật như sau:
* 1867年= 慶応3年= 「明治0年」
VD: 1878年:78-67 = 明治11年
(明治11年= 1867+11 = 1878年)
* 1911年= 明治44年= 「大正0年」
VD: 1919年:19-11 = 大正8年
* 1925年= 大正14年= 「昭和0年」
VD: 1947年:47-25 = 昭和22年
* 1988年= 昭和63年= 「平成0年」
VD: 1995年:95-88 = 平成7年
VD: 2008年:108-88 = 平成20年
10
A: 日本に来て、どのぐらいですか?
B: 1年3ヶ月です。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Đến Nhật bao lâu rồi?
B: 1 năm 3 tháng.
Hướng dẫn:
Khi muốn nói đến khoảng (chứ không phải thời điểm) tháng thì thêm “ヶ” vào giữa số đếm và chữ “月”, cách đọc là “か”. Điều này chỉ áp dụng riêng khi nói đến tháng. Năm và các đơn vị khác như ngày giờ có những cách dùng khác.
“はじめまして” được sử dụng cho những lần gặp mặt đầu tiên, và kèm sau là những câu tự giới thiệu bản thân.
“どうぞよろしく” là câu nói phổ biến của người Nhật, dùng để thể hiện sự lịch sự mong muốn được người khác giúp đỡ. Có thể dùng câu này để nói trước và cũng dùng để đáp lại.
2
A: 鈴木さんですか?
B: はい、そうです。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Anh Suzuki phải không?
B: Phải, đúng vậy.
Hướng dẫn:
Khi trả lời với ý khẳng định đối với câu trước, thì không nhất thiết phải lặp lại vế giống nhau mà có thể thay thế ngắn gọn bằng “そう”
3
A: 佐藤さんですか?
B: いいえ、加藤です。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Anh Sato phải không?
B: Không, tôi là Kato.
Hướng dẫn:
Câu hỏi là câu hỏi xác nhận có không.
Và đối với câu hỏi kiểu xác nhận danh tính người thì nếu không phải, nên trả lời lại bằng thông tin chính xác.
4
A: あれは日本語でなんですか?
B: あれ?あ、あれは交番ですよ。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Cái kia trong tiếng Nhật là gì vậy?
B: Cái kia? À, cái kia là “交番” (đồn cảnh sát)
Hướng dẫn:
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
5
A: それはなんですか?
B: デジカメです。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Cái đó là gì vậy?
B: Là máy ảnh kỹ thuật số.
Hướng dẫn:
6
A: 山田さんの部屋は何階ですか。
B: 3階です。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Căn phòng của anh Yamada tầng mấy vậy?
B: Tầng 3.
Hướng dẫn:
7
A: お名前は?
B: ペドロです。
A: お国は?
B: スペインです。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Tên bạn là gì?
B: Pedero.
A: Nước của bạn là?
B: Là Tây Ban Nha.
Hướng dẫn:
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
Tuy nhiên trong trường hợp hỏi tên, hay quê hương, dù không dùng “です/ます”, nhưng vẫn phải sử dụng “お” thể hiện sự tôn trọng với tên, quê hương, đất nước của người được hỏi.
8
A: ノート、3冊ください。
B: はい、3冊ですね。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Cho 3 cuốn tập.
B: Vâng, 3 cuốn nhỉ.
Hướng dẫn:
Khi mua hàng, người mua thường sử dụng cách nói ngắn gọn nhất = danh từ + “ください”
Và người bán sẽ lặp lại yêu cầu của người mua như là một sự xác nhận.
9
A: 駅までどのぐらいですか?
B: 1キロぐらいです。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Đến nhà ga mất bao lâu?
B: Mất khoảng 1 cây số.
Hướng dẫn:
“どのぐらい” có nghĩa là khoảng bao lâu, nhưng không cụ thể là khoảng cách về địa điểm hay thời gian, tiền bạc. Chính vì vậy quan trọng để nhận biết chính là phụ thuộc vào cách dùng từ và ngữ cảnh trong câu.
10
A: 新宿駅はどこですか?
B: あそこです。
Dịch & Hướng dẫn
Dịch:
A: Nhà ga Shinjuku ở đâu?
B: Ở đằng kia.
Hướng dẫn:
“あそこ”: nơi xa cả người nghe lẫn người nói.
Khi trả lời không cần phải lặp lại nguyên văn dạng câu hỏi mà có thể trả lời ngắn gọn tập trung vào phần được hỏi.
THÔNG BÁO
Click vào đây đến phiên bản Ver3.0
+ Bạn chưa thành viên VIP, vui lòng nâng cấp VIP tại đây
+ Bạn đã là thành viên VIP nhưng không xem được bài học trên trang này, vui lòng thoát ra và đăng nhập lại.
+ Bạn không đăng nhập được vui lòng gởi mail yêu cầu tìm lại User và password đến email của admin: admin@lophoctiengnhat.com