Xin vui lòng không tắt script để các hiệu ứng của website chạy tốt hơn. Xin cám ơn

 
Tra cứu:
Tên loại bài
Giới thiệu & Kế hoạch học tập Hán tự trên Website
Xem bản rút gọn
Hoàn thành:

Giới thiệu

Lịch sử chữ Kanij

  Hán tự (chữ Kanji) do những người di dân Trung Hoa và Triều tiên đưa vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, vào thời kỳ này tiếng Nhật chỉ tồn tài dưới dạng nói và Hoa ngữ được vay mượn để ghi lại tiếng Nhật. Chính sụ phát âm của tiếng Hoa cũng du nhập vào Nhật Bản, và nói chung thường dùng trong các từ ghép.

   Vào thế kỷ thứ 9, những chữ chuẩn hóa dùng làm ngữ âm được đơn giản hóa thành các bộ vần như Kana (仮名 (giả danh)). Có 2 bộ vần đó là hiragana và Katakana. Hiragana xuất phát từ những chữ thảo theo kiểu chữ đầy đủ, nét viết mềm. Katakana thường chỉ dùng một phần chữ, hiện nay chủ yếu dùng chữ này để diễn tả những chữ mượn từ tiếng Anh hoặc từ ngôn ngữ phương Tây.

   Qua các thế kỷ sau, những chữ được du nhập vào Nhật Bản đã tiến hóa theo cách riêng của chúng, đạt được sắc thái và ý nghĩa rộng không nhất thiết có ở trong tiếng Hoa, và hầu hết đều trải qua sự biến đổi ngữ âm.

   Sau cuối chiến tranh thế giới thứ 2, Bộ giáo dục Nhật Bản đã cố gắng hợp lý hóa chữ viết trong nước bằng cách định ra 1850 chữ tiêu biểu cho chữ Kanji thông dụng và quan trọng nhất. Trong số 1850 chữ này, có 881 chữ được chỉ định là Kyouiku (chữ Kanji được dùng trong giáo dục). Những chữ này được xem là đặc biệt quan trọng và là yêu cầu chủ yếu cho 6 năm trong hệ giáo dục cơ bản. (Trên website chọn 800 chữ học âm hán việt)

Các kiểu chữ Kanji

+ Loại tượng hình (象形文字): Cơ bản là một hình vẽ một vật thể, thường khá đơn giản.

Ví dụ: 木-MỘC (cái cây). 目-MỤC (con mắt)...

+ Loại Ký hiệu hay Dấu hiệu(指事文字): cơ bản là diển tả một khái niệm trừu tượng, thường khá đơn giản.

Ví dụ: 上-THƯỢNG (trên). 下-HẠ (dưới). 回-HỒI (xoay vòng, chuyển động xoay vòng...).

+ Loại hội ý (会意文字): Tổ hợp ý nghĩa của 2 hoặc nhiều hơn các hình tượng hoặc ký hiệu.

Ví dụ: 峠-cái đèo bao gồm 上-THƯỢNG (trên);下-HẠ (dưới); 山-SƠN (núi).

+ Loại Ý-Thanh hay Nghĩa-Thanh (形成文字): Một tổ hợp bao gồm các yếu tố về nghĩa và yếu tố về thanh. Loại này chiếm hơn 85% tổng số chữ.

Ngoài ra còn một số loại khá mơ hồ chúng tôi không đề cập ở đây.

7 Vị trí cơ bản dành cho bộ chữ

1. Ở bên trái của chữ: Ví dụ: 位-VỊ ( bộ NHÂN phía trước)

2. Ở bên phải của chữ: Ví dụ: 割-CÁT (bộ ĐAO phía sau)

3. Ở phía trên hay cái mũ: Ví dụ: 管-QUẢN (Bộ TRÚC ở trên)

4. Ở dưới đáy hay chân: Ví dụ: 忍-NHẪN (Bộ TÂM bên dưới)

5. Ở vòng ngoài hay cái khung bao quanh chữ: Ví dụ: 国-QUỐC (bộ VI bao quanh)

6. Mắc hay treo rũ xuống ở bên chữ: Ví dụ: 店-ĐIẾM (Bộ NGHIỄM rũ xuống bên phải)

7. Loại chữ L: Ví dụ: 進-TIẾN (Bộ XƯỚC)

Hướng dẫn phương pháp học

Sơ đồ kế hoạch học tập hán tự trên website:

Chi tiết & Yêu cầu từng giai đoạn học:

Học 60 bộ hán tự cơ bản

Yêu cầu:

+ Học thuộc tên của 60 bộ cơ bản (nhìn bộ đọc được tên).

+ Viết được 60 bộ cơ bản (đọc tên bộ, phải viết ra giấy được).

Thời điểm học: Sau khi kết thúc bài 4 Minnano Nihongo.

Học 100 chữ hán tự cơ bản

Yêu cầu:

+ Học thuộc âm hán việt của 100 từ cơ bản (nhìn mặt chữ, đọc âm hán việt của chữ đó).

+ Viết được 100 từ cơ bản (Nghe âm hán, bạn có thể viết được chữ Hán tự ra giấy).

Thời điểm học: Học 100 từ hán tự cơ bản cùng với bài 5 & bài 6 Minnano Nihongo.

Học âm hán 800 chữ hán tự cơ bản & âm hán từ vựng Minna

Yêu cầu:

+ 800 Chữ hán được chia làm 20 trang. Mỗi một bài Minna bạn học thuộc âm hán 1 trang (chỉ yêu cầu thuộc âm hán việt).

+ Chỉ yêu cầu viết  trang 1 & 2, mục đích hiểu rõ quy tắc viết.

+ Học thuộc âm hán việt của tất cả từ vựng trong Minna.

Thời điểm học:

+ Học âm hán việt từ vựng bài 1-bài 6 Minna trong lớp chuyển tiếp (sau bài 6 Minna).

+ Từ bài 7 trở đi, 1 bài Minna sẽ học kèm 1 trang âm hán việt của 800 chữ hán và học âm hán của từ vựng bài đó.

+ Từ bài 30 sẽ chuyển sang học âm hán việt của 1945 chữ hán thường dùng.

Học âm hán 1945 chữ hán tự & giáo trình học Kanji

Các bạn học phần này khi hoàn tất phần sơ cấp. Các giáo trình này sẽ dạy âm on, kun theo từng cấp độ học.

Quay lại

~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~

Chú ý:

Các lời bình bên dưới, các bạn dùng để trao đổi, hỏi bài, góp ý cho chính bài này.

Các ý kiến, trao đổi, hỏi - đáp khác xin vui lòng Click vào đây để đi đến chuyên mục dành riêng.

THÔNG BÁO
Click vào đây đến phiên bản Ver3.0 + Bạn chưa thành viên VIP, vui lòng nâng cấp VIP tại đây

+ Bạn đã là thành viên VIP nhưng không xem được bài học trên trang này, vui lòng thoát ra và đăng nhập lại.

+ Bạn không đăng nhập được vui lòng gởi mail yêu cầu tìm lại User và password đến email của admin: admin@lophoctiengnhat.com

Thống kê online
Thành viên:
0
Khách:
3
Hôm nay:
2554
Hôm qua:
10373
Toàn bộ:
21275928