Tên loại bài
Luyện Hội Thoại_Sơ cấp _Bài 8
Xem bản đầy đủ
Hoàn thành:

Phần 1

1.

A: 駅に着いたら、電話して。迎えに行くよ。

B: ありがとう。よろしく!

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Sau khi đến ga thì hãy điện thoại nhé. Tôi sẽ đến đón đấy.

B:  Cảm ơn. Vậy nhờ bạn nhé!

Hướng dẫn:

Trong văn nói thông thường thì thể “て ください”thường được rút gọn, bỏ phần “ください” nhưng người nghe vẫn hiểu.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

“よろしく” = “よろしくお願いします” : Khi dùng trong văn nói như thế này, từ này mang nghĩa là nhờ vả người nào đó làm gì (chứ không chỉ là câu nói xã giao).

2.

A: お先に失礼します。

B:  お疲れ様。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Xin phép về trước.

B:  Vất vả rồi.

Hướng dẫn:

Chú ý mẫu chào hỏi này thường được dùng trong các cơ quan, trường học, công ty,…

3.

A: いい天気ですね。

B:  どこか行きたいね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Thời tiết đẹp nhỉ.

B:  Muốn đi đâu đó nhỉ.

Hướng dẫn:

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

4.

A: まだ仕事?

B:  うん、今日はまだ終われないんだ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Vẫn còn việc à?

B:  Ừ. Hôm nay vẫn chưa thể xong.

Hướng dẫn:

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Chú ý động từ chia ở thể khả năng.

5.

A: 今日、何しようか。

B: ピザ食べながら、DVD見ようよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Hôm nay, sẽ làm gì?

B:  Định sẽ vừa ăn pizza vừa xem DVD.

Hướng dẫn:

“しよう” = “しましょう” : dùng trong văn nói khi đề nghị tất cả, hoặc cả người nói lẫn người nghe đều cùng làm hành động nào đó.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Chú ý mẫu ngữ pháp “ながら” (vừa … vừa…)

6.

A: ワールドカップ、どこが勝つと思う?

B: うーん。どこかな。でも日本に頑張ってほしいと思うよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  World cup, bạn nghĩ nước nào sẽ thắng?

B:  Ừm. Đâu đây nhỉ. Nhưng mà tôi mong đội Nhật sẽ cố gắng lến.

Hướng dẫn:

Chú ý mẫu ngữ pháp “と思う”.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

“かな” thể hiện sự phân vân hoặc suy đoán của người nói về sự việc.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Chú ý mẫu ngữ pháp “てほしい” (Muốn người khác làm gì)

7.

A: すみません。道を教えてもらえませんか?

B:  はい、どこですか。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Xin lỗi. Có thể chỉ đường cho tôi được không?

B:  Vâng. Ở đâu ạ?

Hướng dẫn:

Chú ý cách nói lịch sự, kính ngữ khi nhờ vả người cấp trên hay người mới quen.

Trong trường hợp này “てもらえません” = “てもらいます”: nhờ ai làm gì cho mình.

8.

A: あ、サイフ忘れちゃった!

B:  貸してあげるよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  A, để quên túi mất rồi!

B:  Tôi sẽ cho mượn.

Hướng dẫn:

“Vちゃった” = “Vてしまいました”: Thường dùng trong văn nói.

“てあげる”: Lưu ý dùng cho trường hợp thân thiết, người bậc dưới, hay cho động vật.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

9.

A: 会議が終わったら、電話してください。

B: 分かりました。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Sau khi họp kết thúc thì hãy điện thoại nhé.

B:  Tôi biết rồi.

Hướng dẫn:

Chú ý mẫu “V たら” (Sau khi kết thúc hành động này thì…)

10.

A: 昨日行ったレストラン、おいしかったね。

B:  うん、とくにデザートがね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Nhà hàng đi ngày hôm qua, ngon nhỉ.

B:  Ừ, đặc biệt là món tráng miệng ấy.

Hướng dẫn:

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

Trong văn nói thường lược bỏ những phần lặp lại, bị trùng đã được nêu trước đó nhưng người đối thoại vẫn có thể hiểu được. Trong trường hợp này là lược bỏ phần vị ngữ (đã được nói ở câu trước)

“デザートが”= “デザートがおいしかった”

Phần 2

1.

A: どこ行こうか。

B: ボーリングに行きたいなー。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Sẽ đi đâu đây?

B:  Muốn đi chơi bowling quá…

Hướng dẫn:

Chú ý cách chia mẫu ngữ pháp  “ましょう” ở thể thông thường.

“なー” là từ cảm thán biểu hiện mong muốn của người nói.

2.

A: 今夜飲みに行かない?

B:  今夜か~、ちょっときびしいかも。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Tối nay đi uống không?

B:  Tối nay à~ có lẽ có chút chuyện kẹt rồi.

Hướng dẫn:

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

Ở đây “行かない” = “行きませんか?”: Dùng khi mời một người làm hành động nào đó

“か~” xác nhận lại thông tin và thể hiện sự phân vân của người nói.

Trong văn nói thông thường thì thể “かも しれません”thường được rút gọn, bỏ phần “しれません” nhưng người nghe vẫn hiểu.

“きびしい” bình thường có nghĩa là nghiêm khắc, khắc nghiệt,… Tuy nhiên trong trường hợp này lại mang ý nghĩa là bất tiện, không thuận lợi.

3.

A: 最近、暑くなってきたね。

B:  もうじき夏が来るね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Dạo gần đây nỏng nhỉ.

B:  Mùa hè sắp đến rồi nhỉ.

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

Chú ý thể “Vてくる” dùng để chỉ một hành động/sự việc hướng về phía mình hoặc nhóm người của mình.

4.

A: ピーナッツ食べられる?

B: うん、大丈夫だよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Có thể ăn đậu peanut không?

B:  Ừ. Không sao.

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

Chú ý cách chia động từ thể khả năng.

5.

A: すみません。もう少しゆっくり話してください。

B: あ、はい、分かりました。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Xin lỗi. Hãy nói chậm một chút.

B:  A. Vâng, tôi biết rổi.

Hướng dẫn:

“すみません” thường được dùng cho những trường hợp mở lời trước ( xin lỗi, xin phép) cho chủ đề nói. Hoặc dùng để xin lỗi đối với những trường hợp không cố ý, hoặc những việc nhỏ, mức độ nghiêm trọng thấp hơn “ごめんなさい”.

Chú ý mẫu “てください”

6.

A: 今週中にこの資料作らなくちゃ。

B:  頑張って。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Trong tuần này phải làm xong tài liệu này.

B:  Cố lên.

Hướng dẫn:

“なくちゃ” = “なくては いけない”: Dùng ở văn nói, nghĩa là bắt buộc phải làm gì.

Trong văn nói thông thường thì thể “て ください”thường được rút gọn, bỏ phần “ください” nhưng người nghe vẫn hiểu.

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

7.

A: ケーキ作ったことがありますか?

B:  はい、クリスマスはいつも自分で作るんですよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Đã từng làm bánh chưa?

B:  Có, giáng sinh lúc nào cũng tự mình làm.

Hướng dẫn:

Chú ý mẫu “Vたことがあります” (đã từng làm gì)

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

8.

A: 水曜日パーティーをしようと思っています。来てくださいね。

B: はい!他にはだれが行きますか?

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Tôi đang định làm tiệc thứ tư. Hãy đến nhé.

B:  Vâng! Ngoài ra có ai khác đi không?

Hướng dẫn:

Chú ý mẫu ngữ pháp “Vようと思う” (dự định làm gì).

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

9.

A: 早く行こう!

B: ちょっと待って。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Đi nhanh lên!

B:  Đợi chút.

Hướng dẫn:

Chú ý cách chia mẫu ngữ pháp  “ましょう” ở thể thông thường.

Trong văn nói thông thường thì thể “て ください”thường được rút gọn, bỏ phần “ください” nhưng người nghe vẫn hiểu.

10.

A: かっこいい、その携帯。

B:  ありがとう。昨日買ったばかりなんだ。

    

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Tuyệt quá, cái điện thoại đó.

B:  Cảm ơn. Tôi mới mua ngày hôm qua đấy.

Hướng dẫn:

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

Văn nói thường sử dụng đảo ngữ. Tức là đối tượng bị tác động bởi hành động của chủ thể sẽ được đảo lên đứng trước, động từ/tính từ sẽ đứng sau, trợ từ có thể được lược bỏ. Phân biệt bằng cách ngắt quãng và bằng nội dung câu nói.

Trong mẫu này là :

“かっこいい、その携帯” = “その携帯がかっこいい”

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Chú ý mẫu ngữ pháp “たばかり” ( Vừa mới làm gì )