1.
A: あのー学校の電話番号、わかりますか?
B: えーっとねー、03-3205-****
Dịch:
A: À này, số điện thoại của trường đại học kia, bạn biết chứ?
B: À, là 03-3205-
Hướng dẫn:
“あのー” sử dụng khi muốn xin phép mở đầu một vấn đề gì đó.
“えーっと” thường được sử dụng khi người trả lời câu hỏi đang ngập ngừng suy nghĩ, xem xét rồi mới đưa ra câu trả lời.
Lưu ý cách đọc số điện thoại của người Nhật
2.
A: ビデオレンタルはいくらですか?
B: 一泊350円です。
Dịch:
A: Thuê video bao nhiêu?
B: 1 đêm 350 yên.
Hướng dẫn:
Dù câu hỏi là chung chung nhưng tùy theo đơn vị tính tiền mà người bán sẽ trả lời.
“泊” là đơn vị đếm của đêm. Thường dùng khi nói đến số đêm người thuê phòng, khách sạn, du lịch hay băng video như trong trường hợp này.
3.
A: 昨日、携帯を買いました。
B: へー、どこで買いましたか?
Dịch:
A: Hôm qua đã mua điện thoại di động.
B: Hả, mua ở đâu vậy?
Hướng dẫn:
Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”, “へー” …
Ở đây “へー” biểu thị sự ngạc nhiên của người tiếp nhận thông tin.
Khi hỏi tiếp thông tin về sự vật, sự việc đã được nêu trước đó, không nhất thiết phải lặp lại tên của sự vật sự việc đó.
4.
A: 田中さんのうちはどこですか?
B: 新宿です。学校に近いです。
Dịch:
A: Nhà anh Tanaka ở đâu vậy?
B: Ở Shinjuku. Gần trường học.
Hướng dẫn:
Khi trả lời câu hỏi thì ngoài việc có thể lược bỏ chủ thể được nhắc đến (tức lược bỏ phần chủ ngữ) thì có thể cung cấp thêm những đặc tính khác ngoài câu hỏi liên quan đến chủ thể.
5.
A: パクさんの先生はどんな人ですか?
B: 面白くてやさしい先生です。
Dịch:
A: Thầy giáo của anh Park là người thế nào vậy?
B: Là người thầy thú vị và hòa nhã.
Hướng dẫn:
Khi trả lời câu hỏi có thể lược bỏ phần chủ ngữ tránh lặp lại. Ngoài ra, nếu cùng chủ ngữ thì nên liên kết câu lại bằng các thể như “て” để tránh dài dòng.
6.
A: 山田さん、しゅみはなんですか?
B: しゅみ?うーん、写真かな。
Dịch:
A: Anh Yamada, sở thích là gì vậy?
B: Sở thích à? Ừm, chắc là chụp ảnh.
Hướng dẫn:
Khi được hỏi về một vấn đề gì đó, người trả lời có thể lặp lại phần chính của câu hỏi, giống như đang tự hỏi mình, hoặc xác nhận lại vấn đề được hỏi có thể không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
“かな” thể hiện sự phân vân hoặc suy đoán của người nói về sự việc.
7.
A: 日本語の授業はどうですか?
B: とても面白いと思います。
Dịch:
A: Tiết học tiếng Nhật thế nào?
B: Tôi nghĩ là rất thú vị.
Hướng dẫn:
Thay vì trả lời thẳng tính chất của vấn đề, chúng ta có thể thêm “と思います” vào để thể hiện rõ đây là suy nghĩ của bản thân chứ chưa hẳn là đánh giá của tất cả mọi người.
8.
A: この写真、見てください。ハワイの写真です。
B: わー、きれいな海。
Dịch:
A: Tấm ảnh này, xem đi. Là tấm ảnh Hawai đấy.
B: vWoa, biển đẹp.
Hướng dẫn:
Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.
Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”,…
Trong văn nói bình thường cũng có thể bỏ thể lịch sự như “です/ます” trong trường hợp thân thiết, hoặc người trên nói với người bậc dưới, hoặc thể hiện cảm xúc.
9.
A: キムさんは日本人のボーイフレンドがいます。
B: へー、どんな人ですか?
A: 親切な人です。それから、韓国語が分かります。
Dịch:
A: Chị Kim có bạn trai người Nhật đấy.
B: Hả, là người như thế nào vậy?
A: Là người tử tế. Và còn biết tiếng Hàn nữa.
Hướng dẫn:
Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”,…
Khi trả lời câu hỏi có thể lược bỏ phần chủ ngữ tránh lặp lại.
10.
A: カラオケ!カラオケ!どうですか?1時間1500円です。
B: う~ん。ちょっとね~。新宿のカラオケの方が安いですね。
A: あ、そうですか。じゃ、1時間1300円でどうですか?
B: う~ん。まだちょっと高いですね~。
Dịch:
A: Karaoke! Karaoke! Thấy sao? 1 giờ 1500 yên.
B: Ừm. Đợi chút nhé~. Karaoke bên Shinjuku rẻ hơn đấy.
A: A, vậy à? Vậy thì 1 giờ 1300 yên thế nào?
B: Ừm. Vẫn còn hơi đắt một chút~
Hướng dẫn:
“ちょっ と…” mang nghĩa bình thường là “một chút, một ít, một chốc lát,…”. Nhưng khi nó đứng ở vế sau một mình và có sự ngập ngừng của người nói thì sẽ mang nghĩa từ chối một cách lịch sự thay vì nói thẳng ra là “không được”, hoặc mang nghĩa cảm thấy không hài lòng, vừa ý.
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
“そ うですか” luôn dùng như một cách lặp lại sự việc mình vừa được biết, là một sự xác nhận lần nữa đối với sự việc đó. Rất thường xuyên được sử dụng như một câu đối đáp khi nhận được thông tin sự việc.
“の方” thường sử dụng để so sánh, đưa ra một phía, một bên sự vật, sự việc có tính chất hơn phía còn lại.
“では” thường được chuyển thành “じゃ” trong văn nói
1.
A: 木村さんの彼はどんな人ですか?
B: お金持ちです。
Dịch:
A: Bạn trai của chị Kimura là người thế nào vậy?
B: Rất giàu.
Hướng dẫn:
“どんな” thường được sử dụng để hỏi về tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc, con người.
“お金持ち” là danh từ chỉ sự giàu có, thường dùng cho người.
2.
A: 山田さんの家族はタバコを吸いますか?
B: いいえ、だれも吸いません。
Dịch:
A: Gia đình của anh Yamada có hút thuốc không?
B: Không, chẳng ai hút thuốc cả.
Hướng dẫn:
“も” biểu thị sự khẳng định, sự ngạc nhiên về một sự việc nào đó.
3.
A: ジョンさん、今日、どこで昼ご飯をたべますか?
B: ごめーん。もう食べちゃった。
Dịch:
A: Anh John, hôm nay, ăn trưa ở đâu đây?
B: Xin lỗi. Đã ăn mất rồi.
Hướng dẫn:
“ごめーん” = “ごめんなさい” : Là cách nói ngắn gọn, kém phần lịch sự hơn và dùng cho trường hợp thân thiết.
“食べちゃった” = “食べてしまいました” : dùng trong văn nói.
4.
A: 先生、今何時ですか?
B: あ、時間ですね。じゃ、少し休みましょう。
Dịch:
A: Thưa thầy, bây giờ mấy giờ rồi?
B: A. Thời gian nhỉ. Vậy thì hãy nghỉ ngơi một chút.
Hướng dẫn:
Trong đoạn văn này, câu hỏi không mang hàm ý hỏi mà mang hàm ý sự yêu cầu, nhắc nhở. Nên chú ý là người Nhật thường dùng cách nói giảm nói tránh trong các trường hợp lịch sự, hoặc nói chuyện với người bậc trên.
“では” thường được chuyển thành “じゃ” trong văn nói
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
5.
A: いらっしゃいませ。お二人ですか?
B: はい。
Dịch:
A: Xin chào quý khách. Hai người phải không ạ?
B: Vâng.
Hướng dẫn:
“いらっしゃいませ” được sử dụng cho nhân viên của cửa hàng để chào khi khách bước vào.
Đối với khách hàng, tức là người bậc trên so với người phục vụ, cách đối đáp luôn phải dùng thể lịch sự, kính ngữ. Tương tự như trong trường hợp này phải thêm “お” vào trước.
6.
A: きのうのサッカー、見ましたか?
B: ううん、あまり好きじゃないから。
Dịch:
A: Trận bóng ngày hôm qua, đã xem rồi chứ?
B: Không, vì không thích lắm..
Hướng dẫn:
Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.
“は い” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.
“では ありません” thường được chuyển thành “じゃ ない” trong văn nói
“か ら” dùng để chỉ nguyên nhân, nhưng có thể kết thúc ngay ở đó mà không cần nói tiếp kết quả khi kết quả đã được nhắc đến trước đó.
7.
A: うわー。その靴、かわいいね。
B: 本当?ありがとう。
Dịch:
A: Woa. Đôi giày đó, dễ thương quá.
B: Thật à? Cảm ơn nhé.
Hướng dẫn:
Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”,…
Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
8.
A: あれ?山田さん、どこ行くの?
B: ちょっとそこまで。
Dịch:
A: Ủa? Anh Yamada, đi đâu thế?
B: Đến chỗ đó một chút.
Hướng dẫn:
“あれ” ở đây không có nghĩa là cái kia, mà là từ biểu thị sự ngạc nhiên, cũng giống như “Ủa” hay “Hả” của tiếng Việt.
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.
Trong văn nói, thường cố gắng lược bỏ những từ lặp đi lặp lại. Trong trường hợp này có thể kết thúc ở “まで” (bỏ mất động từ) nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được, vì ở câu hỏi tập trung vào “どこ”
9.
A: あのー、すみません。次の電車は何時に来ますか?
B: あ、今の電車は終電です。
A: 終電?
B: ええ。電車は明日の朝まで来ません。
Dịch:
A: À này, xin lỗi. Chuyến xe điện kế tiếp mấy giờ đến vậy?
B: A, chuyến xe bây giờ là chuyến cuối rồi.
A: Chuyến cuối sao?
B: Vâng. Xe điện thì cho đến sáng mai sẽ không đến nữa đâu.
Hướng dẫn:
“あのー” dùng để mở đầu cho một vấn đề, thường dùng trong trường hợp lịch sự.
“す みません” thường được dùng cho những trường hợp mở lời trước ( xin lỗi, xin phép) cho chủ đề nói. Hoặc dùng để xin lỗi đối với những trường hợp không cố ý, hoặc những việc nhỏ, mức độ nghiêm trọng thấp hơn “ごめんなさい”.
Khi người nói chỉ nhắc đến có một từ hoặc cụm từ đã được nhắc đến trước đó nhưng lại lên giọng cao ở cuối thì thường ám chỉ sự ngạc nhiên, hoặc sự xác nhận lại một lần nữa có phải đúng hay không.
“ええ” thường dùng để xác nhận lại thông tin là đúng.
10.
A: 田中さんの誕生日はいつですか?
B: 10月15日です。
A: えー!私は11日です。近いですね。
Dịch:
A: Sinh nhật anh Tanaka là khi nào vậy?
B: Ngày 15 tháng 10.
A: Ồ! Tôi là ngày 17 đấy. Gần nhỉ.
Hướng dẫn:
Chú ý cách đọc ngày tháng, thứ tự đọc.
Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”, “えー”…Ở đây “えー” biểu thị sự ngạc nhiên.
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
“近い” không chỉ dùng cho khoảng cách địa lý mà có thể dùng được cả cho khoảng cách thời gian.