Tên loại bài
Luyện Hội Thoại_Sơ cấp _Bài 2
Xem bản đầy đủ
Hoàn thành:

Phần 1

1.

A: 何才ですか?

B: 28才です。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Bao nhiêu tuổi rồi?

B:  28 tuổi.

Hướng dẫn:

“何才” thường được dùng cho trường hợp người hỏi là người lớn tuổi hơn, hoặc trường hợp bạn bè tương đương mức tuổi.

2.

A: どんな映画を見ますか?

B:  コメディーをよく見ますね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Bạn xem phim như thế nào?

B:  Thường xem hài kịch đấy.

Hướng dẫn:

“どんな” dùng để hỏi về đặc tính của sự vật được nhắc đến. Nếu chưa có bất kỳ chủ thể xác định nào, thì nó sẽ mang nghĩa hỏi chung chung, hoặc hỏi về loại nào. Nếu có chủ thể xác định thì sẽ là hỏi về cảm giác của người được hỏi đối với sự vật đó.

3.

A: 黄色と赤の花をください。

B:  はい、黄色と赤ですね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Cho tôi hoa màu vàng và đỏ.

B:  Vâng, màu vàng và màu đỏ ạ.

Hướng dẫn:

Khi mua hàng, người mua thường sử dụng cách nói ngắn gọn nhất = danh từ + “ください”

Và người bán sẽ lặp lại yêu cầu của người mua như là một sự xác nhận.

4.

A: 今日は暑いですね。

B: ええ、本当に。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Hôm nay nóng nhỉ.

B:  Ừ, thật vậy.

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“ええ” thể hiện sự đồng tình của người trả lời

Đồng thời khi khẳng định lại cảm giác của người trả lời cũng giống như người kia thì có nhiều cách khác nhau: lặp lại câu được nghe, thể hiện cảm xúc tiếp nối hay nói ngắn gọn về sự tương tự ( そうです、本当に).

5.

A: 日本語の勉強はどうですか?

B: 漢字が難しいですが、とても面白いです。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Việc học tiếng Nhật thế nào?

B:  Tiếng Hán thì khó nhưng rất thú vị.

Hướng dẫn:

Thông thường với hai vế trái ngược nhau miêu tả về đặc tính của sự vật hay sự việc thì vế sau là vế mà người nói muốn nhấn mạnh nhiều hơn.

6.

A: いくらですか?

B:  210円です。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Bao nhiêu tiền vậy?

B:  210 yên.

Hướng dẫn:

7.

A: テスト、難しいですか?

B:  いいえ、かんたんですよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Bài kiểm tra , khó không?

B:  Không, dễ đấy.

Hướng dẫn:

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

8.

A: 鈴木さんはどんな人ですか?

B: 親切な人ですよ。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Anh Suzuki là người thế nào?

B:  Là người tử tế.

Hướng dẫn:

“どんな” dùng để hỏi về đặc tính của sự vật được nhắc đến. Nếu chưa có bất kỳ chủ thể xác định nào, thì nó sẽ mang nghĩa hỏi chung chung, hoặc hỏi về loại nào. Nếu có chủ thể xác định thì sẽ là hỏi về cảm giác của người được hỏi đối với sự vật đó.

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

9.

A: この靴、ちょっと大きいです。

B: じゃー、これはどうですか?

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Đôi giày này có hơi lớn.

B:  Vậy thì, cái này thì thế nào?

Hướng dẫn:

“ちょっと” thường được sử dụng để nói về cảm giác “có hơi” “có chút”. Trong một số trường hợp dù thật sự mức độ tính chất có lớn hơn “một chút” đi nữa thì vẫn sử dụng từ này như một sự nói giảm nhẹ đi một cách lịch sự. Hoặc sử dụng khi muốn nhờ vả, hỏi thăm về vấn đề gì đó.

“じゃ” là từ để nói, là rút ngắn của “では”

10.

A: これ、きれいですね。

B:  ええ、とてもきれいですね。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Cái này, đẹp nhỉ.

B:  Ừ, rất đẹp đấy.

Hướng dẫn:

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“ええ” thể hiện sự đồng tình của người trả lời

Đồng thời khi khẳng định lại cảm giác của người trả lời cũng giống như người kia thì có nhiều cách khác nhau: lặp lại câu được nghe, thể hiện cảm xúc tiếp nối hay nói ngắn gọn về sự tương tự ( そうです、本当に).

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

Phần 2

1.

A: はじめまして。

B: はじめまして、どうぞよろしくお願いします。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Hân hạnh làm quen.

B:  Hân hạnh làm quen, mong được giúp đỡ.

Hướng dẫn:

“はじめまして” được dùng cho lần đầu tiên gặp mặt.

“どうぞよろしくお願いします” là câu nói phổ biến miêu tả hàm ý nhờ vả nếu có việc sau này. Cũng có thể xem như một câu chào xã giao bình thường trong các mối quan hệ.

2.

A: どうぞ。

B:  あー、どうもすみません。いただきます。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Xin mời.

B:  A, xin lỗi. Tôi ăn đây.

Hướng dẫn:

“どうぞ” dùng khi mời mọc, đề nghị, cho phép người khác làm gì (ăn, uống, đi,…)

“どうもすみません” không mang nghĩa là xin lỗi vì đã làm phiền hay làm sai điều gì mà chỉ đơn giản là một câu phép được làm gì đó, và có hàm ý biết ơn vì người khác đã mất công làm giúp mình.

3.

A: お国はどちらですか?

B:  韓国です。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Nước bạn là nước nào?

B:  Là Hàn Quốc.

Hướng dẫn:

“お” được dùng để biểu hiện sự tôn kính, kính trọng đối với sự vật được nhắc đến. Trong trường hợp hỏi tên, gia đình, quốc gia của người khác thì vì đây là những điều quan trọng đối với người đó nên cần phải thể hiện sự tôn trọng.

4.

A: 日本は、始めてですか?

B: いいえ、3回目です。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Nhật Bản là lần đầu à?

B:  Không, là lần thứ 3 rồi.

Hướng dẫn:

“始めて” mang nghĩa là lần đầu tiên. Dù không có động từ đi theo sau nhưng vẫn có thể hiểu theo ngữ cảnh.

5.

A: 和食は大丈夫ですか?

B: はい、大丈夫です。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Thức ăn Nhật ổn chứ?

B:  Vâng, không sao ạ.

Hướng dẫn:

“大丈夫” nghĩa là ổn, không sao. Đối với người Nhật từ này thường xuyên được sử dụng để hỏi một cách chung chung, đại khái về tình trạng sức khỏe, tình cảm, khẩu vị, v.v… hoặc dùng để xin phép khi làm gì đó. Tức là người được hỏi có cảm thấy ổn, chấp nhận, đồng ý với tình trạng đó hay không.

6.

A: そろそろ失礼します。

B:  そうですか。じゃ、また。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Xin phép về ạ.

B:  Vậy à. Vậy hẹn gặp lại.

Hướng dẫn:

Khi đến nhà người khác chơi và muốn về thì thường dùng cách nói lịch sự “そろそろ失礼します” , chứ hầu như ít dùng chữ “帰ります”.

“そうですか” luôn dùng như một cách lặp lại sự việc mình vừa được biết, là một sự xác nhận lần nữa đối với sự việc đó. Rất thường xuyên được sử dụng như một câu đối đáp khi nhận được thông tin sự việc.

“では” thường được chuyển thành “じゃ” trong văn nói

“また” là cách nói ngắn gọn của hẹn gặp lại. Không dùng  “さよなら” vì từ này mang nghĩa chia tay không gặp lại nữa.

7.

A: わ~、おいしそう。それは何ですか?

B:  これ?中国のお菓子。一つどうですか?

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Woa, có vẻ ngon nhỉ. Cái đó là gì vậy?

B:  Cái này?Là kẹo Trung Quốc. Thử 1 cái không?

Hướng dẫn:

Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”,…

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện

“どうですか” có 2 nghĩa thường dụng là:

+ Hỏi về cảm nghĩ của người khác về sự vật, sự việc

+ Đề nghị, mời mọc người khác làm, thử một điều gì đó.

8.

A: いつ日本に来たんですか?

B: 2ヶ月ぐらい前です。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Đã đến Nhật khi nào vậy?

B:  Khoảng 2 tháng trước.

Hướng dẫn:

“んです” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

9.

A: 今、何時?

B: えーっと、4時20分。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Bây giờ, mấy giờ vậy?

B:  À, 4 giờ 20 phút.

Hướng dẫn:

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

 “えーっと” thường được sử dụng khi người trả lời câu hỏi đang ngập ngừng suy nghĩ, xem xét rồi mới đưa ra câu trả lời.

Trong văn nói bình thường cũng có thể bỏ thể lịch sự như “です/ます” trong trường hợp thân thiết, hoặc người trên nói với người bậc dưới.

10.

    

A: 今度の休み、どこ行くの?

B:  友達と海に行きます。

Dịch & Hướng dẫn

Dịch:

A:  Kỳ nghỉ lần này, đi đâu vậy?

B:  Đi biển với bạn.

Hướng dẫn:

“の” được dùng trong văn nói, nghĩa tương đương với “んです”, sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.